Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
117419

Hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo

Ngày 30/08/2023 15:43:20

Bệnh Dại là mối đe dọa phổ biến trên toàn cầu, theo thống kê của WHO trung bình mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong vì bệnh Dại trên 100 quốc gia, trong đó 99% trường hợp tử vong do nhiễm vi rút dại từ chó; 40% là trẻ em dưới 15 tuổi, 95% ca từ vong là ở châu Á và châu Phi và 29 triệu người phơi nhiễm với bệnh dại, phải đi điều trị dự phòng, gây tổn thất kinh tế ước tính khoảng 8,6 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, bệnh Dại đã tồn tại từ hơn 50 năm và là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở người, chỉ đứng sau dịch bệnh Covid-19. Từ năm 2010 đến tháng 11/2022 tổng cộng 1.078 người tử vong vì bệnh Dại (trung bình 82 người/năm). Hàng năm, khoảng 500 nghìn người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng; gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng/năm.

Trên địa bàn huyện, ngày 07/8/2023 tại thôn Tượng Phong, xã Thạch Tượng xuất hiện 01 con chó mắc bệnh Dại cắn 02 người và 11 con chó khác; buộc phải tiêu hủy 11 con chó và phải điều trị dự phòng phơi nhiễm cho 23 người. Nguyên nhân chính gây ra ổ dịch bệnh Dại là do chó không tiêm phòng vác xin phòng bệnh Dại theo quy định. Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND, ngày 11/02/20223 của UBND huyện Thạch Thành về việc Phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện Thạch Thành, giai đoạn 2022- 2030; Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn xã, trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, UBND xã Thành Vinh hướng dẫn bà con nhân dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp sau đây để phòng, chống bệnh Dại cho đàn chó, mèo cụ thể như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Dại
1.1. Bệnh Dại:
a. Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và người, do vi rút li-sa và Vê-xích-khe-lờ thuộc họ góa-đó-vai-đi gây ra. Virut dại tác động lên hệ thần kinh trung ương động vật máu nóng và người mắc bệnh.
b. Sự tồn tại của vi rút dại trong môi trường
- Vi rút dại có sức đề kháng tương đối yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56oC trong vòng 30 phút, ở 60oC trong 5 - 10 phút và 70oC trong vòng 2 phút và các chất sát trùng thông thường.
- Vi rút dại tồn tại được từ vài tuần đến 12 tháng ở nhiệt độ 40oC, từ 3 -4 năm ở nhiệt độ dưới 0oC.
- Vi rút tồn tại chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
c. Diễn biến của bệnh dại trên chó mèo
- Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào loại, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn.
- Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3 - 7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng bệnh Dại trong suốt thời kỳ phát bệnh.
- Chó mắc bệnh Dại sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
d. Dấu hiệu của chó mắc bệnh Dại: chó, mèo mắc bệnh có biểu hiện cắn lung tung và thay đổi hành vi, sợ ánh sáng, có 2 thể bệnh:
- Thể điên cuồng: Con vật hay tấn công, hung dữ bất thường, tiếng sủa thay đổi, rống lên như tiếng hú, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, sợ gió, sợ nước, chảy nhiều nước dãi và chết.
- Thể bại liệt (thể câm): Con vật ủ rũ, buồn bã, nhai nuốt khó khăn, bại liệt, hàm trễ, nước dãi chảy nhiều và chết.
1.2. Phương thức truyền lây bệnh Dại từ chó mèo sang người
- Chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh Dại cắn người hoặc lây từ nước dãi của chó, mèo mắc bệnh sang vết thương hở trên da người.
- Người giết mổ hoặc tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại có nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút dại lây từ nước dãi hoặc khi tiếp xúc phần nào tế bào thần kinh của chó, mèo mắc bệnh Dại sang vết thương hở của người.
1.3. Tính chất nguy hiểm của bệnh Dại đối với người
- Người bị nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì không thể chữa khỏi.
- Nếu người bị chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại cắn không được tiêm phòng vác xin, điều trị dự phòng kịp thời hoặc tiêm phòng vác xin Dại không đủ liều thì có thể chết vì bệnh Dại.
2. Các biện pháp xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn: Người dân thực hiện các biện pháp xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn như sau:
- Rửa tay ngay vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng đặc trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa ngay vết cắn bằng vòi nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng lây nhiễm vi rút dại.
- Sát trùng vết cắn với thuốc sát trùng như cồn y tế, cồn I - ốt (nếu có), cầm máu và băng bó cho người bị chó mèo cắn.
- Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời.
- Tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa bệnh.
- Báo cho cán bộ thú y, Trưởng thôn, UBND xã để kiểm tra con chó, mèo đó xem đã tiêm phòng vác xin Dại chưa, nếu có nguy cơ con chó, mèo đó bị bệnh Dại thì người bị cắn cần phải được tiêm phòng vác xin dại hoặc điều trị dự phòng kịp thời.
3. Các cách xử lý khi thấy chó, mèo cắn người: Người dân khi thấy chó, mèo cắn người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thông báo ngay cho cán bộ thú y, Trưởng thôn và UBND xã.
- Giúp đỡ người bị chó, mèo cắn tới Trung tâm y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng.
- Cố gắng bắt chó, mèo để xích, nhốt một cách an toàn.
- Hợp tác với cán bộ thú y để nhận diện và bắt con chó, mèo cắn người lấy mẫu để xét nghiệm bệnh Dại và thực hiện tiêu hủy.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có dịch.
- Phải nuôi nhốt toàn bộ chó, mèo trong xã có dịch và tiêm phòng vác xin phòng bệnh Dại cho những con khỏe mạnh trong xã có dịch và các xã tiếp giáp.
- Không mang chó, mèo ra, vào xã có dịch.
4. Cách phòng tránh bệnh Dại cho người và chó, mèo
- Chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký, khai báo với UBND xã.
- Hằng năm phải tiêm phòng và đánh dấu nhận diện chó, mèo đã tiêm vác xin dại.
- Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích và rọ mõm đề phòng chó cắn nhau và cắn người.
- Nếu thấy động vật đặc biệt là chó, mèo được nuôi hay thả rông có những biểu hiện bất thường bỏ ăn, sùi bọt mép trắng, chảy dãi, hung dữ, nghi mắc dại phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với nhân viên thú y, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện hoặc chính quyền địa phương để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh Dại, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sĩ biết việc mình đang tiêm phòng dại.
- Hiện nay, khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai dịch vụ tiêm phòng dại. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp liên hệ tới số điện thoại của khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS: 0969.165.525.
Đây là bệnh đặc biệt truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và người, đề nghị người dân chủ động phòng chống bệnh Dại kịp thời, hiệu quả.

thực hiện: Nguyễn Trang (sưu tầm)


Hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo

Đăng lúc: 30/08/2023 15:43:20 (GMT+7)

Bệnh Dại là mối đe dọa phổ biến trên toàn cầu, theo thống kê của WHO trung bình mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong vì bệnh Dại trên 100 quốc gia, trong đó 99% trường hợp tử vong do nhiễm vi rút dại từ chó; 40% là trẻ em dưới 15 tuổi, 95% ca từ vong là ở châu Á và châu Phi và 29 triệu người phơi nhiễm với bệnh dại, phải đi điều trị dự phòng, gây tổn thất kinh tế ước tính khoảng 8,6 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, bệnh Dại đã tồn tại từ hơn 50 năm và là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở người, chỉ đứng sau dịch bệnh Covid-19. Từ năm 2010 đến tháng 11/2022 tổng cộng 1.078 người tử vong vì bệnh Dại (trung bình 82 người/năm). Hàng năm, khoảng 500 nghìn người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng; gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng/năm.

Trên địa bàn huyện, ngày 07/8/2023 tại thôn Tượng Phong, xã Thạch Tượng xuất hiện 01 con chó mắc bệnh Dại cắn 02 người và 11 con chó khác; buộc phải tiêu hủy 11 con chó và phải điều trị dự phòng phơi nhiễm cho 23 người. Nguyên nhân chính gây ra ổ dịch bệnh Dại là do chó không tiêm phòng vác xin phòng bệnh Dại theo quy định. Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND, ngày 11/02/20223 của UBND huyện Thạch Thành về việc Phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện Thạch Thành, giai đoạn 2022- 2030; Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn xã, trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, UBND xã Thành Vinh hướng dẫn bà con nhân dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp sau đây để phòng, chống bệnh Dại cho đàn chó, mèo cụ thể như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Dại
1.1. Bệnh Dại:
a. Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và người, do vi rút li-sa và Vê-xích-khe-lờ thuộc họ góa-đó-vai-đi gây ra. Virut dại tác động lên hệ thần kinh trung ương động vật máu nóng và người mắc bệnh.
b. Sự tồn tại của vi rút dại trong môi trường
- Vi rút dại có sức đề kháng tương đối yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56oC trong vòng 30 phút, ở 60oC trong 5 - 10 phút và 70oC trong vòng 2 phút và các chất sát trùng thông thường.
- Vi rút dại tồn tại được từ vài tuần đến 12 tháng ở nhiệt độ 40oC, từ 3 -4 năm ở nhiệt độ dưới 0oC.
- Vi rút tồn tại chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
c. Diễn biến của bệnh dại trên chó mèo
- Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào loại, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn.
- Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3 - 7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng bệnh Dại trong suốt thời kỳ phát bệnh.
- Chó mắc bệnh Dại sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
d. Dấu hiệu của chó mắc bệnh Dại: chó, mèo mắc bệnh có biểu hiện cắn lung tung và thay đổi hành vi, sợ ánh sáng, có 2 thể bệnh:
- Thể điên cuồng: Con vật hay tấn công, hung dữ bất thường, tiếng sủa thay đổi, rống lên như tiếng hú, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, sợ gió, sợ nước, chảy nhiều nước dãi và chết.
- Thể bại liệt (thể câm): Con vật ủ rũ, buồn bã, nhai nuốt khó khăn, bại liệt, hàm trễ, nước dãi chảy nhiều và chết.
1.2. Phương thức truyền lây bệnh Dại từ chó mèo sang người
- Chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh Dại cắn người hoặc lây từ nước dãi của chó, mèo mắc bệnh sang vết thương hở trên da người.
- Người giết mổ hoặc tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại có nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút dại lây từ nước dãi hoặc khi tiếp xúc phần nào tế bào thần kinh của chó, mèo mắc bệnh Dại sang vết thương hở của người.
1.3. Tính chất nguy hiểm của bệnh Dại đối với người
- Người bị nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì không thể chữa khỏi.
- Nếu người bị chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại cắn không được tiêm phòng vác xin, điều trị dự phòng kịp thời hoặc tiêm phòng vác xin Dại không đủ liều thì có thể chết vì bệnh Dại.
2. Các biện pháp xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn: Người dân thực hiện các biện pháp xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn như sau:
- Rửa tay ngay vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng đặc trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa ngay vết cắn bằng vòi nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng lây nhiễm vi rút dại.
- Sát trùng vết cắn với thuốc sát trùng như cồn y tế, cồn I - ốt (nếu có), cầm máu và băng bó cho người bị chó mèo cắn.
- Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời.
- Tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa bệnh.
- Báo cho cán bộ thú y, Trưởng thôn, UBND xã để kiểm tra con chó, mèo đó xem đã tiêm phòng vác xin Dại chưa, nếu có nguy cơ con chó, mèo đó bị bệnh Dại thì người bị cắn cần phải được tiêm phòng vác xin dại hoặc điều trị dự phòng kịp thời.
3. Các cách xử lý khi thấy chó, mèo cắn người: Người dân khi thấy chó, mèo cắn người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thông báo ngay cho cán bộ thú y, Trưởng thôn và UBND xã.
- Giúp đỡ người bị chó, mèo cắn tới Trung tâm y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng.
- Cố gắng bắt chó, mèo để xích, nhốt một cách an toàn.
- Hợp tác với cán bộ thú y để nhận diện và bắt con chó, mèo cắn người lấy mẫu để xét nghiệm bệnh Dại và thực hiện tiêu hủy.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có dịch.
- Phải nuôi nhốt toàn bộ chó, mèo trong xã có dịch và tiêm phòng vác xin phòng bệnh Dại cho những con khỏe mạnh trong xã có dịch và các xã tiếp giáp.
- Không mang chó, mèo ra, vào xã có dịch.
4. Cách phòng tránh bệnh Dại cho người và chó, mèo
- Chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký, khai báo với UBND xã.
- Hằng năm phải tiêm phòng và đánh dấu nhận diện chó, mèo đã tiêm vác xin dại.
- Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích và rọ mõm đề phòng chó cắn nhau và cắn người.
- Nếu thấy động vật đặc biệt là chó, mèo được nuôi hay thả rông có những biểu hiện bất thường bỏ ăn, sùi bọt mép trắng, chảy dãi, hung dữ, nghi mắc dại phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với nhân viên thú y, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện hoặc chính quyền địa phương để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh Dại, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sĩ biết việc mình đang tiêm phòng dại.
- Hiện nay, khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai dịch vụ tiêm phòng dại. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp liên hệ tới số điện thoại của khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS: 0969.165.525.
Đây là bệnh đặc biệt truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và người, đề nghị người dân chủ động phòng chống bệnh Dại kịp thời, hiệu quả.

thực hiện: Nguyễn Trang (sưu tầm)


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC