Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
117419

Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” làm thay đổi diện mạo của xã Thành Vinh

Ngày 09/08/2018 22:44:03

Xưa và nay, Xứ Thanh từng được cả nước biết đến không những là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, một vùng đất “ địa linh nhân kiệt” mà còn là vùng đất đa dạng sinh học, đa dạng cây trồng, trong đó mía là cây có vị trí quan trọng. Chắc ai cũng đã từng nghe đến những tên miền đất, tên làng như: Phúc Bồi, Vạn Lại, Yên Lãng ( Thọ Xuân), Phủ Quảng ( Vĩnh Lộc) Yên Cát (Như Xuân)....trong đó ta không thể không nhắc tới vùng đất Kim Tân (Thạch Thành) gắn liền với lịch sử trồng và chế biến mía, mật, đường, vì thế có lúc người ta còn gọi Thanh Hóa là “miền đất ngọt”.
3.2 cánh đồng mẫu lớn.JPG

Diện tích mía áp dụng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở xã Thành Vinh

Thạch Thành là huyện có diện tích, sản lượng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, có công ty TNHH đường mía Việt – Đài. Nhà máy đường mía Việt – Đài thành lập và hoạt động trên 20 năm nay với công suất 6000 tấn/ngày, toàn huyện có 27/28 xã thị trấn thực hiện trồng mía nguyên liệu. Việc phát triển nguyên liệu trong thời gian qua cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến của công ty TNHH đường mía Việt – Đài, tạo việc làm ổn định và thu nhập cao cho nhân dân, người lao động tham gia sản xuất và dịch vụ các sản phẩm của mía đường, những năm đầu đa số hộ trồng mía đã thoát nghèo, đến nay nhiều hộ đã trở nên giàu có góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.
Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất mía nguyên liệu của huyện trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn, thách thức do giá đường và giá nguyên liệu giảm, giá vật tư đầu vào tăng, việc đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chưa đồng bộ, do diện tích mía còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng quy trình luân canh hợp lý dẫn đến diện tích năng suất, sản lượng mía không ổn định có xu hướng giảm dẫn đến thu nhập của người trồng mía không cao.
Để phát huy những thế mạnh và khắc phục khó khăn trên nhằm đưa cơ giới hóa vào khâu sản xuất đồng bộ làm tăng thu nhập, giảm áp lực lao động, thực hiện chương trình công tác toàn khóa của BCH đảng bộ huyện, UBND huyện Thạch Thành “ Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ”.
Việc sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” nhằm ứng dụng, sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại vào tất cả các khâu sản xuất, thâm canh, thu hoạch mía để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, sản lượng chất lượng mía nguyên liệu đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước, Doanh nghiệp.
Mô hình sản xuất “cánh đồng mẫu lớn” được thực hiện từ tháng 12/2015, triển khai sâu rộng trong 4 xã của huyện Thạch Thành: Thành Vinh, Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thành Trực. Với tổng diện tích 543,8ha, năng suất dự tính đạt 80 tấn/ha. Xã Thành Vinh đã triển khai thực hiện sản xuất theo mô hình này với diện tích 194,8ha trên 9 thôn của xã.

3.2 cánh đồng mẫu lớn (2).JPG
Năng suất mía của xã Thành Vinh hằng năm đạt 100 tấn/ha

Cùng với các địa phương khác, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thành Vinh cũng đã tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể quần chúng nhân dân, vận động người dân tích cực tham gia sản xuất theo mô hình mới cơ giới hóa, áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao, để tăng năng suất và sản lượng cho cây mía, đồng thời xóa bỏ lối sản xuất cũ còn manh mún, nhỏ lẻ.
Việc áp dụng sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” bước đầu đã đem lại những kết quả đáng mừng. Diện tích, sản lượng mía tăng đáng kể, năng suất mía tăng lên từ 66 tấn/ha (vụ ép 2011-2012) tăng lên 100 tấn/ha (vụ ép năm 2016-2017). Vụ 2015 - 2016 tổng diện tích mía của xã Thành Vinh là 327 ha, sản lượng đạt 17.938 tấn, đến vụ năm 2016-2017 tổng diện tích cả xã là 333 ha, sản lượng đạt 25.389 tấn, diện tích tăng so với vụ 2015-2016 không nhiều chỉ tăng 6 ha mà sản lượng tăng so với vụ 2015-2016 là 7.451 tấn. Hiệu quả kinh tế được nâng cao đáng kể: Bình thường lợi nhuận của nông dân trồng mía chỉ từ 15.000.000 đ/ha đến 20.000.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận từ cánh đồng mẫu lớn nâng lên gấp 2,5 lần; từ 40.000.000 đ/ha đến 50.000.000đ/ha.
Xã Thành Vinh là một xã thuần nông, người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp trong đó cây trồng chủ lực là cây mía. Trước kia khi chưa thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, người dân sản xuất còn theo hướng manh mún, nhỏ lẻ chưa áp dụng khoa học kỹ thuật cao vì thế mà năng suất còn thấp, thu nhập của người dân còn chưa cao. Từ khi huyện chỉ thị áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn vào sản xuất cây mía, năng suất cây mía tăng cao, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đời sống vật chất ngày càng nâng lên, đời sống tinh thần dần được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người của xã ngày càng tăng lên năm 2012 là 14,7 triệu/đồng/năm, đến năm 2017 tăng lên 25,5 triệu/đồng/năm.

3.2 xã Thành Vinh.JPG
Kinh tế xã Thành Vinh ngày càng phát triển, thu nhập người dân tăng lên đáng kể, nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng

Trong quá trình thực hiện mô hình xã Thành Vinh luôn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp Huyện ủy, UBND huyện chính quyền các cấp đặc biệt phòng Nông nghiệp của huyện. Nhờ sự quan tâm thường xuyên của công ty TNHH đường, mía Việt – Đài, quan tâm đầu tư nhân lực, trình độ công nghệ và thiết bị nên từng bước đã được đổi mới, hiện đại theo các nước tiên tiến. Các chính sách hỗ trợ cho người trồng mía từng bước được cải thiện, tạo cơ hội nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Mối liên kết trong sản xuất giữa nhà máy với nông dân được hình thành và phát triển, vì thế mặc dù những năm qua do giá đường xuống thấp kéo theo giá mía tụt giảm nhưng vùng nguyên liệu vẫn được ổn định, phục vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thâm canh mía đã có nhiều mô hình tích tụ đất đai hình thành nên vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn có quy mô hàng chục ha thâm canh
Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi thì mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều sâu bệnh gây hại cho cây mía. Xã Thành Vinh nằm gần Sông Bưởi, nằm trong vùng rốn lũ, hàng năm luôn phải hứng chịu 2-3 trận lũ, lụt lớn gây thiệt hại lớn đến năng suất cây mía. Hơn nữa các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía chưa được đồng bộ, giống mới chậm nhân rộng, tỷ lệ sử dụng giống cũ, giống thoái hóa còn cao. Việc chỉ đạo và thực hiện quy hoạch mía đường, chưa khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế do tình trạng phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún.
Như vậy, việc sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần làm thay đổi lớn diện mạo của xã Thành Vinh. Từ khi áp dụng mô hình sản xuất này, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể; đời sống vật chất ngày càng ổn định, đời sống tinh thần dần được đảm bảo. Việc thực hiện mô hình sản xuất này để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất có hiệu quả. Vì vậy cần phải duy trì và nhân rộng thêm mô hình này hơn nữa.

Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” làm thay đổi diện mạo của xã Thành Vinh

Đăng lúc: 09/08/2018 22:44:03 (GMT+7)

Xưa và nay, Xứ Thanh từng được cả nước biết đến không những là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, một vùng đất “ địa linh nhân kiệt” mà còn là vùng đất đa dạng sinh học, đa dạng cây trồng, trong đó mía là cây có vị trí quan trọng. Chắc ai cũng đã từng nghe đến những tên miền đất, tên làng như: Phúc Bồi, Vạn Lại, Yên Lãng ( Thọ Xuân), Phủ Quảng ( Vĩnh Lộc) Yên Cát (Như Xuân)....trong đó ta không thể không nhắc tới vùng đất Kim Tân (Thạch Thành) gắn liền với lịch sử trồng và chế biến mía, mật, đường, vì thế có lúc người ta còn gọi Thanh Hóa là “miền đất ngọt”.
3.2 cánh đồng mẫu lớn.JPG

Diện tích mía áp dụng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở xã Thành Vinh

Thạch Thành là huyện có diện tích, sản lượng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, có công ty TNHH đường mía Việt – Đài. Nhà máy đường mía Việt – Đài thành lập và hoạt động trên 20 năm nay với công suất 6000 tấn/ngày, toàn huyện có 27/28 xã thị trấn thực hiện trồng mía nguyên liệu. Việc phát triển nguyên liệu trong thời gian qua cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến của công ty TNHH đường mía Việt – Đài, tạo việc làm ổn định và thu nhập cao cho nhân dân, người lao động tham gia sản xuất và dịch vụ các sản phẩm của mía đường, những năm đầu đa số hộ trồng mía đã thoát nghèo, đến nay nhiều hộ đã trở nên giàu có góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.
Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất mía nguyên liệu của huyện trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn, thách thức do giá đường và giá nguyên liệu giảm, giá vật tư đầu vào tăng, việc đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chưa đồng bộ, do diện tích mía còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng quy trình luân canh hợp lý dẫn đến diện tích năng suất, sản lượng mía không ổn định có xu hướng giảm dẫn đến thu nhập của người trồng mía không cao.
Để phát huy những thế mạnh và khắc phục khó khăn trên nhằm đưa cơ giới hóa vào khâu sản xuất đồng bộ làm tăng thu nhập, giảm áp lực lao động, thực hiện chương trình công tác toàn khóa của BCH đảng bộ huyện, UBND huyện Thạch Thành “ Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ”.
Việc sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” nhằm ứng dụng, sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại vào tất cả các khâu sản xuất, thâm canh, thu hoạch mía để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, sản lượng chất lượng mía nguyên liệu đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước, Doanh nghiệp.
Mô hình sản xuất “cánh đồng mẫu lớn” được thực hiện từ tháng 12/2015, triển khai sâu rộng trong 4 xã của huyện Thạch Thành: Thành Vinh, Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thành Trực. Với tổng diện tích 543,8ha, năng suất dự tính đạt 80 tấn/ha. Xã Thành Vinh đã triển khai thực hiện sản xuất theo mô hình này với diện tích 194,8ha trên 9 thôn của xã.

3.2 cánh đồng mẫu lớn (2).JPG
Năng suất mía của xã Thành Vinh hằng năm đạt 100 tấn/ha

Cùng với các địa phương khác, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thành Vinh cũng đã tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể quần chúng nhân dân, vận động người dân tích cực tham gia sản xuất theo mô hình mới cơ giới hóa, áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao, để tăng năng suất và sản lượng cho cây mía, đồng thời xóa bỏ lối sản xuất cũ còn manh mún, nhỏ lẻ.
Việc áp dụng sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” bước đầu đã đem lại những kết quả đáng mừng. Diện tích, sản lượng mía tăng đáng kể, năng suất mía tăng lên từ 66 tấn/ha (vụ ép 2011-2012) tăng lên 100 tấn/ha (vụ ép năm 2016-2017). Vụ 2015 - 2016 tổng diện tích mía của xã Thành Vinh là 327 ha, sản lượng đạt 17.938 tấn, đến vụ năm 2016-2017 tổng diện tích cả xã là 333 ha, sản lượng đạt 25.389 tấn, diện tích tăng so với vụ 2015-2016 không nhiều chỉ tăng 6 ha mà sản lượng tăng so với vụ 2015-2016 là 7.451 tấn. Hiệu quả kinh tế được nâng cao đáng kể: Bình thường lợi nhuận của nông dân trồng mía chỉ từ 15.000.000 đ/ha đến 20.000.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận từ cánh đồng mẫu lớn nâng lên gấp 2,5 lần; từ 40.000.000 đ/ha đến 50.000.000đ/ha.
Xã Thành Vinh là một xã thuần nông, người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp trong đó cây trồng chủ lực là cây mía. Trước kia khi chưa thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, người dân sản xuất còn theo hướng manh mún, nhỏ lẻ chưa áp dụng khoa học kỹ thuật cao vì thế mà năng suất còn thấp, thu nhập của người dân còn chưa cao. Từ khi huyện chỉ thị áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn vào sản xuất cây mía, năng suất cây mía tăng cao, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đời sống vật chất ngày càng nâng lên, đời sống tinh thần dần được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người của xã ngày càng tăng lên năm 2012 là 14,7 triệu/đồng/năm, đến năm 2017 tăng lên 25,5 triệu/đồng/năm.

3.2 xã Thành Vinh.JPG
Kinh tế xã Thành Vinh ngày càng phát triển, thu nhập người dân tăng lên đáng kể, nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng

Trong quá trình thực hiện mô hình xã Thành Vinh luôn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp Huyện ủy, UBND huyện chính quyền các cấp đặc biệt phòng Nông nghiệp của huyện. Nhờ sự quan tâm thường xuyên của công ty TNHH đường, mía Việt – Đài, quan tâm đầu tư nhân lực, trình độ công nghệ và thiết bị nên từng bước đã được đổi mới, hiện đại theo các nước tiên tiến. Các chính sách hỗ trợ cho người trồng mía từng bước được cải thiện, tạo cơ hội nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Mối liên kết trong sản xuất giữa nhà máy với nông dân được hình thành và phát triển, vì thế mặc dù những năm qua do giá đường xuống thấp kéo theo giá mía tụt giảm nhưng vùng nguyên liệu vẫn được ổn định, phục vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thâm canh mía đã có nhiều mô hình tích tụ đất đai hình thành nên vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn có quy mô hàng chục ha thâm canh
Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi thì mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều sâu bệnh gây hại cho cây mía. Xã Thành Vinh nằm gần Sông Bưởi, nằm trong vùng rốn lũ, hàng năm luôn phải hứng chịu 2-3 trận lũ, lụt lớn gây thiệt hại lớn đến năng suất cây mía. Hơn nữa các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía chưa được đồng bộ, giống mới chậm nhân rộng, tỷ lệ sử dụng giống cũ, giống thoái hóa còn cao. Việc chỉ đạo và thực hiện quy hoạch mía đường, chưa khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế do tình trạng phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún.
Như vậy, việc sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần làm thay đổi lớn diện mạo của xã Thành Vinh. Từ khi áp dụng mô hình sản xuất này, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể; đời sống vật chất ngày càng ổn định, đời sống tinh thần dần được đảm bảo. Việc thực hiện mô hình sản xuất này để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất có hiệu quả. Vì vậy cần phải duy trì và nhân rộng thêm mô hình này hơn nữa.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC